Thỉnh kinh Nam Ninh - Thiên Tân - Bắc Kinh tự túc

0
0
Nguyễn Thùy TrangNguyễn Thùy Trang3 years ago
Thỉnh kinh Nam Ninh - Thiên Tân - Bắc Kinh tự túc

A. Visa

Vì quyết định ngay trong đêm, nên tui phải inbox ngay cho chị Phạm Thanh Nga 0366191190 – “bà trùm” trong làng làm visa quốc tế. Không kể đến thái độ ngọt ngào, thân thiện, kiên nhẫn khác với tui 1 trời một vực, chỉ cần nhắc đến độ chuyên nghiệp và nhanh gọn khi xử lí visa Hàn, Đài, Trung, Nhật, Hong Kong….cái tên Phạm Thanh Nga chắc chắn là 1 địa chỉ đáng tin cậy nha các mẹ, các chị.

7 ngày sau khi nộp hồ sơ cho chị, tui cắp đít từ Hải Phòng chạy ngay lên Hà Nội để nhận visa, rồi phi luôn ra ga Gia Lâm để mua vé. Mọi thứ nhanh chớp nhoáng, nhưng cứ có visa đẹp đẽ là đã an tâm bước được 30% chặng đường rồi.

B. Sim card

Quả sim đắt nhất thế giới chính là đây. Giời xui đất khiến thế nào mà tui lại mò được quả sim đang sale từ 500K còn 245K của Travelkit (thuộc Gody). Đây là dòng sim Châu Á, hãng AIS của Thailand, có thể sử dụng ở 12 nước Châu Á, trong đó có cả VN và Trung Quốc, hạn dùng 8 ngày, không giới hạn dung lượng 4G và 3G.

Đặc biệt, vì là sim quốc tế nên không cần dùng đến VPN Proxy app vẫn có thể vào Facebook, Gmail, Zalo, Insta… một cách ngon lành cành đào. Có lẽ đó là lợi thế lớn nhất của quả sim này. Còn sim only Tung Của thì tui thấy mọi người hay mua trên mạng với giá tầm 350-450K/sim.

C. Đồ ăn, nước uống, đồ dùng cá nhân, thuốc men

Nói thật là sau 4 lần sang Trung Quốc thì lần này tui rút được 1 cú kinh nghiệm xương máu là bản thân không hề hợp với đồ ăn bên Tàu. Dầu mỡ, cay đứ đự đừ đư, xong lại còn to bự chảng và cũng…đắt. Vì vậy, kể cả các bạn có ngồi tàu khứ hồi tầm 7 ngày như tui, hay các bạn đi máy bay có vài tiếng thì hãy cứ chuẩn bị đồ ăn, nước uống nhẹ nhàng nhé.

⛔️Lưu ý: Chống chỉ định mang các loại thực phẩm từ thịt (khô gà, bánh mì ruốc, thịt sống….) và hoa quả sang Trung Quốc. Nó cấm tiệt và thu hết nha. Còn lúc về thì mang thoải mái nhé.

Thuốc men chắc chắn là thứ không thể quên. Đừng như Trang, sang đó té re quá giời quá đất mà cuối cùng quên mang men tiêu hóa. Hệ quả là gầy đi trông thấy nhưng lúc đau bụng thì đúng là thốn ngàn năm nhớ mãi xin thề là không bao giờ quên.

D. Thẻ ISIC sinh viên quốc tế giảm giá các thể loại ticket

Tui được biết 1 loại thẻ rất thần thánh đó là thẻ ISIC dành cho sinh viên quốc tế. Thẻ này có tác dụng giảm 50% vé vào cửa ở nhiều điểm tham quan: Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành….

Tui vẫn cứ là đi gấp, không kịp làm thẻ này. Bác nào mà làm được thì quá ngon, giá có 100-150K/thẻ, nhận sau 1 tuần. Sang bên Trung Quốc cái gì cũng đắt đỏ, vé vào cửa từng cảnh điểm thì lại toàn giá trên giời, nên nếu có điều kiện và thời gian thì làm liền đi các bạn.

E. Nhất định phải học Tiếng

Dốt hoặc vội thì học lấy những cái cơ bản chào hỏi, hỏi đường, hỏi ga tàu, giá cả, số đếm, giờ giấc, tỏ tình này kia. Giỏi và rảnh háng thì học nhiều vô, vì soái ca bên này nhiều như hàng thùng quẹo lựa, va vào 1 cái còn kịp xổ ra 1 tràng mà cua zai chứ lị.

F. Đổi tiền

Đợt này giá tiền Trung tụt dốc, mừng thấy ớn.

1 tệ (Yuan = RMB) = 3.350 VNĐ (gấp 3,3 lần nha; xưa là 3,53 lun đó)

Tùy vào số ngày bạn đi, lịch trình của bạn, sức ăn sức mua của bạn mà quy đổi nhé.

I. Các ứng dụng cần/nên tải

❤️VPN Proxy: Không có cái này thì bạn nên tạm biệt Facebook, Insta, Gmail suốt hành trình này đi. Nhất định phải tải từ Việt Nam nhé, thử connect trước để nó nhạy, sang bên Tàu có sóng, có mạng cái chỉ việc connect tiếp thì mới crack được mạng lưới bảo mật sóng quốc tế của Trung Quốc, để mà an tâm đăng ảnh, post hình, tâm sự với bè bạn qua Facebook, hoặc làm việc với đối tác qua Gmail nha.

❤️MetroMap: Với những bạn không biết xem bản đồ Subway, đây là ứng dụng nhất định phải tải để biết đường mà di chuyển, mà lên xuống ở line nào, trạm nào dừng, đi ra exit nào. Còn với những bạn đã biết cách xem bản đồ subway khi đi nước ngoài, thì hệ thống ở Beijing sẽ y hệt, chỉ khác là nó có 1 lol line các bạn ạ, kinh hoàng luôn, nhìn bản đồ là sẽ ra.

❤️Couchsurfing: Tui khuyên thật là bất cứ ai yêu thích du lịch cũng nên tập dùng app này nhé. Nó là ứng dụng kết nối hàng vạn người yêu xê dịch trên thế giới. Bạn có thể tìm thấy 1 người bạn đồng hành để cùng nói về đam mê du lịch; hoặc may mắn hơn có thể có ai đó cho bạn ngủ nhờ ở Bắc Kinh đắt đỏ này.Nhưng vì đều là người lạ mới quen, nên tất nhiên các bạn cần cảnh giác cao độ nhé. Hòa đồng nhưng mà cũng phải giữ mình nha các bố các mẹ ơi.

❤️Google Translate: Tốt nhất nên mua ngay 1 cuốn từ vựng du lịch Trung Hoa, nói thật là 45 tiếng ngồi tàu, ngoài việc ngủ thì tui chỉ có thức dậy là ngồi học tiếng Trung cùng các bạn Trung Quốc biết Tiếng Anh trên tàu. Thế mà còn ngu như bò đây này. Nếu mà lười học quá, bạn có thể dùng GG dịch, nhưng mà thật ra cũng không có tác dụng mấy kakaka.

❤️We Chat: Ôi giời ôi đừng bh quên We chat, nó như là Facebook ở VN vậy, ai ai cũng dùng. Cũng chỉ vì không đăng kí được cái We chat này, mà tui không thể ăn gà ở KFC được vì không biết cách thanh toán, và cũng không thể kết bạn với bn người, toàn phải contact qua Gmail đây này. Nhớ nhá nhớ tải nhá, dm đừng quên tải nhá.

✅Bốn vạn tám ngàn năm trăm sáu chín lưu ý hữu ích dành cho bạn:

-Không mang mỹ phẩm dạng lỏng, hoa quả, thực phẩm từ động vật qua biên giới/ga tàu

-Luôn mang giấy vệ sinh theo người, WC công cộng hầu như không có đâu. WC bên này là kiểu xí xổm nha. Lần này sạch sẽ hơn nhiều so với đợt đi Phượng Hoàng cổ trấn

-Ăn xin, hát dạo.... đều quẹt wechat khi “hành nghề”. Cứ lắc đầu “Tao không hiểu” là được.

-Không bắt grab sau 24h, giá taxi sau 24h đêm rất đắt.

-Luôn mang theo nước lọc/đồ ăn vặt/đồ ăn nhẹ bên mình, vì giá nước lọc và đồ ăn tại các điểm tham quan rất đắt đỏ. Nếu đi 1 điểm trong 1 ngày lận thì phải tự mang đồ ăn trưa theo nha, ăn ở trong điểm du lịch là đốt tiền.

-Đồ ăn bên này vừa cay, vừa dầu mỡ, cứ mang theo chục hộp mì tôm với đồ ăn vặt ở VN cho chắc ăn nha.

Nanning

Sáng mình đến Nam Ninh, đi chơi lung tung.

Nanning
Nanning, Guangxi, China

Nanning

Mình xuất phát đi Bắc Kinh. Để mua được vé tàu này thì cần lên Trip.com hoặc các trang mạng bán vé để đặt online, rồi đến ga Nam Ninh thì lấy ticket nhé. Ai có bạn bè ở Trung Quốc thì có thể nhờ đặt hộ, vì đặt online sẽ tiện hơn, có thể đổi chuyến, và cũng tránh tình trạng hết sạch ghế như hum bạn tui săn ticket này hộ tui. Tàu có 3 hạng ghế: Hard Seat (ghế cứng), Hard Sleeper (Giường nằm), Soft Sleeper (Giường nằm hạng sang) với nhiều giá khác nhau: từ 270 tệ đến 470 đến 500 tệ gì đó. Có rất nhiều giờ khởi hành đi Bắc Kinh, bạn có thể check kĩ lịch trình của mình và đặt vé từ trước nhé. Thời gian di chuyển: 24 tiếng, chạy xuyên suốt không cần làm thủ tục gì nữa. Bao giờ trên tàu người ta xuống hết, nhân viên tàu nó đuổi xuống thì là đến Bắc Kinh rồi nha các bạn.

Nanning
Nanning, Guangxi, China

Beijing

Mình đến Bắc Kinh vào 17h30 chiều

Beijing
Beijing, China

Xuống đến ga Bắc Kinh thì cũng tìm North Ticket ngay bên trên cửa exit để mà đi mua vé về Bắc Kinh – Nam Ninh luôn nha. Lịch tàu chạy mọi người cứ tìm trên mạng, search kiểu gì cũng ra giá, giờ chạy…. thôi. Riêng cái gì cũng có thể chậm trễ, nhưng vé tàu thì không nhé. Tức là lúc đặt chân đến Bắc Kinh, bạn đã phải chắc chắn mua đủ vé quay về cả 2 chặng: Bắc Kinh – Nam Ninh và Nam Ninh – Gia Lâm rồi.

Beijing

Mình lang thang trên subway 2 tiếng rưỡi tiếng đến tối.

Beijing
Beijing, China

Mỗi lần đi subway, đi tàu là 1 lần phải bỏ hết đồ đạc để soi chiếu. Thật sự là cũng không có vũ khí gì đâu nhưng mà chả hiểu sao ai cũng rất nghiêm túc soi chiếu dò kim loại. Lột đồ ra xong lại quấn lên người mắc mệt mà vẫn cứ thích hành nhau. Trời ơi sống ở 1 nước “cởi ra cởi vào” như vậy thật sự tui cũng thấy cái tính an ninh cao độ đôi khi lại thật phiền. Cách đi Subway ở Bắc Kinh (cách mua thẻ, topup, trả lại thẻ, ứng phó khi lạc hoặc nhầm...) - Khi đã đến Bắc Kinh, bạn có nhiều lựa chọn để di chuyển: taxi, bus, xe đạp e-bike, tàu điện ngầm subway. Nhìn chung, tiện nhất trên đời chỉ có thể là subway. -Cách mua thẻ: có thể mua vé 1 lần tại máy tự động, mua qua quần bán vé có nhân viên ở đó, hoặc tiện nhất nếu đi dài ngày, nên mua 1 cái thẻ cứng màu blue, giá 20 tệ, top up tầm 50-100 tệ vào đó, đi mệt nghỉ trong 8 ngày đi. Ngày cuối thì bạn trả lại thẻ ở trạm subway nào cũng được, người ta sẽ trả lại bạn 20 tệ đó và số tiền còn dư trong thẻ của bạn. -Cách sử dụng bản đồ subway: Đối với tất cả các điểm du lịch ở Bắc Kinh, tui sẽ ghi chi tiết cách đi bằng subway ngay ở phần dưới, sẽ rất tỉ mỉ và không cần phải tra xét gì nữa. Cơ bản, bạn chỉ cần check xem mình đang ở gần trạm nào, và tìm cách đi đến địa điểm mình cần là được. Nhớ tải bản đồ subway về, luôn lưu trong điện thoại để ngâm cứu. -Ứng phó khi đi lạc, nhầm line: Đừng có mơ tưởng sẽ nhờ cậy được ai ở Bắc Kinh. Có rất nhiều nhân viên điều phối trong các trạm subway, nhưng cơ bản người ta có nói được tiếng Anh vs tiếng Việt đâu mà hỏi. Bạn đừng lo nếu lạc hoặc nhầm, cứ bình tĩnh nhìn cái điểm bạn cần xuống, xem lại bản đồ, tìm cách đến đó qua các line khác nhau. Miễn là chưa tap thẻ ra khỏi tàu điện ngầm, thì bạn có đi bao nhiêu line vẫn không bị trừ tiền đâu nhé.

Beijing

Mình ăn buffet sang chảnh tôm hùm rồi ngủ phè dưỡng sức sau 45 tiếng vạ vật trên tàu liên vận.

Beijing
Beijing, China

Tianjin

Đi 1 vòng này, ăn uống linh tinh, trà sữa các thứ thì cũng đến tối. Đừng về vội nha các bạn, nhớ tìm 1 góc thật ngon nghẻ, ngắm nhìn thành phố lên đèn, thật sự là mãn nhãn đấy. Tui là tui không hề ưa thích mấy cái kiểu building đặc kín như Sing, như Bắc Kinh, Thiên Tân… nhưng mà cảnh quan lúc lên đèn, thì quả thật là thi vị thật sự.

Tianjin
Tianjin, China

Ngắm chán rồi thì quay lại ga tàu, mua vé về Bắc Kinh nhé. Thiên Tân bảo to cũng chẳng to, bé thì lại càng không phải, nhưng đi trong ngày là hợp lí nhất, vì ở lại 2N1Đ thì cũng chẳng biết chơi gì.

Beijing South Railway Station

Đi subway line 4 đến trạm Beijing South Railway Station, exit D. Trạm này ở ngay trong ga tàu luôn rồi. Đi thẳng tìm chỗ Ticket Office mua vé cao tốc đi Thiên Tân có giá 54,5 tệ/vé. Tàu này có vận tốc thần sầu như Cân Đẩu Vân luôn, 350km/h nên là một thành phố cách Bắc Kinh 131km mà đi có 30 phút huhu. Thực sự là Việt Nam mà có quả tàu này là ngày nào tui cũng về Hải Phòng luôn đấy.

Beijing South Railway Station
Bei Jing Nan Zhan, Fengtai District, Beijing Shi, China

Italian Style Town Pier

Nói chung tui là tui cũng chỉ biết có mỗi cái Tân bến Thượng Hải trong phim thui, nên tui thấy cảng nào thì cũng như cảng nào. Cái cảng này cũng ngay gần bờ sông, đi bộ dọc quanh cảng để nhìn ngắm các tòa nhà phong cách chuẩn Đan Mạch, Anh các thứ.

Italian Style Town Pier
Pedestrian St, Hebei Qu, Tianjin Shi, China

Từ ga tàu, đi dạo quanh Thiên Tân thì chỉ có đi bộ là hợp và rẻ nhất, mới ngắm trọn vẹn được các bạn ạ. Xác định đi bộ cỡ 15-17km trong 1 ngày, là đi được khối điểm quanh mạn bờ sông Hải Hà rồi.

Hai River

Con sông chảy quanh thành phố Thiên Tân, nhìn hai bên bờ đều là những tòa nhà cao tầng ngút ngàn trời mây kiểu Châu Âu. Người dân ở đây họ đi bộ cạnh bờ sông nhiều lắm, đời sống cao quá mà, bình thản mà tập thể dục. Nhìn chung Thiên Tân có mấy cái cầu đẹp, chưa kịp tìm hiểu nên cũng không biết tên. Cơ mà cái cầu sắt thì đúng như tên của nó, toàn là sắt. Mọi người đi bộ dọc trên cầu để chụp ảnh, kiểu như Long Biên vậy. Lên đây ngắm hoàng hôn, làm 1 pô ảnh deep deep cũng là 1 ý tưởng không tồi.

Hai River
Hai River, China

Hai River

Con sông chảy quanh thành phố Thiên Tân, nhìn hai bên bờ đều là những tòa nhà cao tầng ngút ngàn trời mây kiểu Châu Âu. Người dân ở đây họ đi bộ cạnh bờ sông nhiều lắm, đời sống cao quá mà, bình thản mà tập thể dục, cho chó đi bộ.

Hai River
Hai River, China

Tianjin

Vừa xuống ga là mở ra trước mắt chúng ta một thế giới xa hoa lộng lẫy đậm chất trời Âu rồi. Vì hòa quện nhiều nền văn hóa Châu Âu nên kiến trúc các khu nhà bên Thiên Tân cũng đặc sệt màu Âu Mỹ nhé. Đi qua 1 cây cầu, ngay cạnh cột đồng hồ nổi tiếng ở Thiên Tân, là đã thấy con phố Thiên Tân nhộn nhịp rồi. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thiên Tân bị 8 nước chiếm đóng, nên Thiên Tân hiện tại được coi là một bảo tàng nghệ thuật kiến trúc từ những công trình còn lưu lại từ chiến tranh thế giới. Nếu không có tiền đi Ý, Pháp, Anh, Đức, Đan Mạch, thôi tôi đề nghị các bạn ngày đầu đến Bắc Kinh cứ chạy sang Thiên Tân làm 1 tour Châu Âu rồi về như tui cho lành. Để mà nói về Thiên Tân, thật sự tui không có quá nhiều hiểu biết, chỉ đơn giản là con bạn nó kéo đi Thiên Tân là đi thôi. Ban đầu còn nghĩ ngợi đây chắc là chỗ nào trong Bắc Kinh, gần gần rồi, sau mới té ngửa nó là 1 thành phố, cách Bắc Kinh 131km, mà xa hoa và hiện đại không tưởng luôn.

Tianjin
Tianjin, China

Tianjin

Con bạn lại muốn đi xích lô, đi có đúng 5 phút hết 20 tệ mà còn kêu rẻ huhu. Từ ga xuống, bạn đi bộ qua cầu là đến quảng trường Thiên Tân, phố Thiên Tân rồi nhé. Ở đây toàn brand nổi tiếng, xem chán thì chụp ảnh, nói chung nhìn ngắm để cảm giác đang bước từng bước trên đại lộ danh vọng phồn hoa bên trời Âu.

Tianjin
Tianjin, China

Tianjin Eye

Cái này thì tui hơm có được đi. Nghe cái Thảo kể thì vé tầm 70 tệ/người, lên cái vòng quay mặt giời có tên là “Con mắt Thiên Tân” đấy để ngắm cả thành phố về đêm thì đẹp bá cháy. Cơ mà chúng tui còn mải đợi ngắm thành phố lên đèn lúc 8h30 bên bờ sông, vả lại cũng làm gì có tiền, nên thôi vậy.

Tianjin Eye
Hongqiao District, Tianjin, China

Tiananmen

Cách di chuyển: line 1, trạm TianAnMen East, exit D Giá vé tham quan: Free

Tiananmen
Dongcheng, China

Wangfujing

Cách di chuyển: Thề là Wangfujing nó phải là cái điểm tui đi nhiều nhất ở Bắc Kinh, phải qua chỗ này 5-6 lần liền. Có nhiều cách đi lắm. + Cách 1: từ Jingshan công viên đi bộ sang bên phía Cố Cung, đứng vào cái chỗ bus station tìm bus 103 (nó ghi chú bằng sơn trắng dưới chân mình í), chen lấn xô đẩy rồi lên. Giá vé 2 tệ. Cứ nói Wangfujing là người ta cho bạn dừng lại, đi khoảng 3 trạm dừng là đến. +Cách 2: Đi từ Dongdan station, đi bộ cũng đến được Wangfujing. +Cách 3: line 1, trạm Wangfujing, exit C1,2 or A -Giá vé tham quan: Free Review: Ai xem phim “Chúng ta của sau này” thì chắc chắn sẽ thấy cảnh ở Vương Phủ Tỉnh. Con phố này xa hoa, náo nhiệt bậc nhất Bắc Kinh. Hai bên quảng trường là các brand lớn đắt đỏ. Nhưng hay ho nhất ở đây là Đông Hoa Môn – 1 khu snack street cổ của người Hoa, với khoảng tầm 200 món ăn vặt, hàng chục gian hàng bày bán ăn mãi không hết.

Wangfujing
Wang Fu Jing Da Jie, Wang Fu Jing, Dongcheng Qu, Beijing Shi, China

Jingshan Park

Cách di chuyển: Đi theo dòng người vào đến Ngự Hoa Viên, là điểm Way Out rồi. Thấy lối ra của Tử Cấm Thành thì nhìn bên đối diện chính là Công viên JingShan. Bên tay trái có cái hầm, chui vào hầm đi qua là sang đến nơi. Giá vé tham quan: 2 tệ/người. Review: Công viên chắc to đẹp lắm, nhưng đi Tử Cấm Thành thấm mệt nên tui chỉ thè lưỡi ngồi thở thôi. Thở chán chê rồi thì leo lên đỉnh. Người ta sang công viên này, cũng chỉ là muốn leo lên cái đỉnh, có 1 tòa nhà nhìn được trọn toàn cảnh cố cung luôn. Phải nói là o sầm các bạn ạ. Leo thì mệt, nhưng đáng lắm nhé.

Jingshan Park
44 Jingshan W St, Xicheng Qu, Beijing Shi, China, 100009

Forbidden City

Cách di chuyển: từ cửa Thiên An Môn, đi qua 1 cổng nữa là vào đến Tử Cấm Thành rồi nè. Giá vé tham quan: 40 tệ/người (có giảm giá 50% cho sinh viên quốc tế). Đi thẳng vào gần cổng, nhìn tay phải thấy line nào nhiều Tây thì đứng vào, chuẩn bị sẵn tiền và hộ chiếu. Xếp hàng cỡ 30-1 tiếng đấy, đông vcl. Review: Trên phim như nào bên ngoài y hệt, mà còn to đẹp rộng. Bước qua cánh cửa Thiên An Môn, cảm giác như cả đoàn người đang xuyên không cùng nhau vậy. Nghe đồn, Cố cung có khoảng 8707 gian phòng. Nếu tính ra mỗi ngày trú một phòng thì tầm 24 năm hay 27 năm gì đó mới ở hết số phòng trong cố cung này. Để mà hiểu hết về lịch sử, về cái hồn cốt của Tử Cấm Thành, về dấu tích 1000 năm lịch sử về nơi bạn đang đứng, xem ở đó có ai từng bị chém, chỗ này là ai từng bị bêu đầu, chỗ kia là nơi đăng cơ của ai…. Thì nên thuê 1 cục record vietsub ngay lúc cổng vào í, cạnh chỗ mua vé là có cho thuê đó, giá 20 tệ có bản tiếng Việt nha. Còn riêng khoản xuyên không làm tiểu quận chúa thì tui đã từ bỏ giấc mơ ngay khi đặt chân vào đây. Thật sự là nắng nóng, nhìn toàn đầu người đã chán không muốn thay y phục rồi. Cứ lượn vòng quanh xem xem, ngắm ngắm, tầm 2 tiếng thì đi ra, chứ để mà đi hết ngóc ngách thì cả ngày cơ.

Forbidden City
4 Jingshan Front St, Dongcheng, Beijing Shi, China, 100886

BHG Market Place

Cách di chuyển: line 5, Tiantan Dongmen, exit A Giá vé tham quan: free Review: Khu chợ này được nhiều người lui tới, có đủ các thể loại mặt hàng như là khăn lụa, ngọc trai, đồng hồ,…. Nhưng mà có vẻ không hợp với tui lắm. Di chuyển xuống dưới hầm thì có 1 khu food court nhỏ, bán chủ yếu món Ấn và món Hoa. Nếu bạn đói bụng, mà lại thích bánh Roti của Indian và cả Mix Tea của Malaysia thì chỗ này chắc chắn là 1 chỗ khá ok. Tầng hầm bán đồ ăn mà nó trang hoàng như cái khách sạn, đèn đóm sáng choang, sang chảnh, nhưng giá đồ ăn cũng khá đắt 1 xíu, ăn nhẹ thì ok chứ ăn nặng thì nát ví.

BHG Market Place
AQUA City (Block B), Hongqiao Qu, Tianjin Shi, China

Guozijian Street

Guozijian Street
Guo Zi Jian Jie, Dongcheng Qu, Beijing Shi, China

Gui Street Store

Cách di chuyển: line 5, Beixinqiao, exit B, đừng đi Dongzhimen line 2 Giá vé tham quan: free Review: Không như tên gọi đâu, khu này rất đẹp, 2 bên đường dài chừng 1,5km đều là các hàng quán restaurant, nổi tiếng nhất là món cua cay gì đó. Đây là con phố ăn đêm duy nhất ở Bắc Kinh, đông nhất là từ 18h đến 4h sáng. Khu này hợp với người Trung Quốc hơn là khách du lịch, vì toàn các nhà hàng ăn uống, mức giá cũng khá cao, ngta xếp hàng ngồi đợi lấy số bên ngoài cả đống mà còn chưa được vào ăn.

Gui Street Store
Dongzhimen Inner St, Dong Zhi Men, Dongcheng Qu, Beijing Shi, China

Lama Temple

Cách di chuyển: Line 2, Yonghegong Lama Temple, exit F Giá vé tham quan: 25 tệ/người Review: Ung Hòa Cung hay còn gọi là chùa Lama là sự giao thoa giữa kiến trúc Trung Hoa và Tây Tạng. Rất nhiều người đến đây cầu bình an. Nếu bạn cũng tín như tui, đây là 1 điểm đến must go trong list place rồi còn gì. Ra ngoài 1 chút, ngay gần cửa exit của trạm tàu, bạn có thể thấy phía đối diện là 1 khu phố cổ có nhiều người đi vào (Cứ đi theo dòng người thôi). Ở Bắc Kinh có rất nhiều khu phố cổ, lưu giữ được những nét Trung Hoa xưa. Nếu xem phim thời dân quốc – thời điểm giao thoa giữa phong kiến và hiện đại, thì chắc chắn bạn sẽ bắt gặp những cảnh tượng quen thuộc ở khu phố cổ này. Đi dạo, ngắm nghía, ăn 1 xiên hồ lô đường, uống 1 chút sữa chua uống phổ biến của người Bắc Kinh… cũng là 1 cách hưởng thụ.

Lama Temple
12 Yonghegong St, Dongcheng Qu, China, 100007

Temple of Heaven

-Cách di chuyển: Ngay cạnh ga tàu Tiantan Dongmen luôn, đi chợ Hồng Kiều mà không hốt được gì thì qua đây checkin Thiên Đàn nổi đình đám nha. -Giá vé: 15 tệ/người (hình như vé vào Thiên Đàn tính riêng) -Review: Đây là cái công viên to rộng đẹp kinh khủng, cây xanh nhiều bạt ngàn, mát rượi. Hàng ngàn người đến đây tập thể dục. Đi 1 vòng thì cuối đường chính là Thiên Đàn – 1 trong những điểm tham quan nổi tiếng ở Bắc Kinh. Cơ mà tui đi vào lúc 6h chiều, nó đóng cửa mất rồi còn đâu, chỉ có thể ngắm 1 chút đỉnh qua bức tường thành. Anh chị em rút kinh nghiệm đi sớm xíu nhá.

Temple of Heaven
1 Tiantan E Rd, Dongcheng Qu, China, 100061

Dongdan station

Mình ghé ăn baozi

Dongdan station
Wangfujing, Dongcheng, Beijing, China

Great Wall of China

-Cách di chuyển: Bạn có thể bắt bus 916 (8 tệ) rồi đổi tiếp bus nếu có thể tra được map. Nhưng mà map của tui ở bên này nó bị ngáo không dùng được, nên tui chỉ biết cách đi subway, không biết cách đi bus. Và nghe đồn là đi bus đến Vạn Lý cũng khó khăn, dài dằng dặc như đi thỉnh kinh nên tui chọn cách tiện lợi nhất trên đời, đó là book tour xe đưa đón của Klook, giá 376K bao gồm đưa đón khứ hồi và cả vé vào Vạn Lý (40 tệ). Đây là 1 cái giá quá rẻ để di chuyển đến Vạn Lý nha. Tour xuất phát lúc 7h30 sáng, kết thúc lúc 15h chiều, bạn có 4-5 tiếng tự do khám phá Vạn Lý theo cách của mình. -Giá vé tham quan: Vé vào cửa Vạn Lý là 40 tệ. - Bạn có thể chọn 3 cách sau để leo lên Vạn Lý Trường Thành: +Cách 1: Trekking bộ tầm 2 tiếng gì đó, nhưng đường đi rất dốc, cũng rất chi là mệt. Coi như đi lên đi xuống hết khoảng 4 tiếng đi. Cách này dành cho người có thể lực, dân thể thao… +Cách 2: Đi cáp treo khứ hồi 120 tệ, 10 phút là đến Vạn Lý luôn. +Cách 3: Đi bằng đường trượt ống nước, giá cũng 120 tệ/khứ hồi. Nhìn có vẻ rất là thách thức và hấp dẫn nhưng gan bé không dám thử. -Review: Ở Bắc Kinh, có 8 điểm của Vạn Lý Trường Thành bắc qua phần phía bắc của Bắc Kinh với 600 km. Bức tường thành nằm trong các danh sách "Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới", là Di sản thế giới của UNESCO năm 1987. Đây chắc chắn là điểm đến không thể bỏ qua, cũng là giấc mộng của rất nhiều người mê mẩn phim kiếm hiệp rồi. Bất đáo Trường Thành phi hảo hán Đáo Trường Thành hảo hán bất phi Riêng ở Bắc Kinh, nổi nhất thì có mấy đoạn như Bát Đạt Lĩnh, Mutianyu, Cư Dung…. Bát Đạt Lĩnh thì đông du khách đi nhất, cực kì đông nên tui chọn đi Mutianyu nha (đoạn này cách trung tâm Bắc Kinh chừng 70km), còn cách đi thì như trên. Về cơ bản, đoạn trường thành nào cũng hùng vĩ như nhau thôi, leo lên 1 cái là auto thành hảo hán rồi các bạn ạ. Leo xuống được lại càng là hảo hán no.1 luôn. Già rồi nên tui đi cáp treo, nhưng mà leo có 1 đoạn, và leo quanh thành tầm 3-4km thôi rồi leo lại (coi như là 8km quanh thành) cũng dcm chết sặc rồi. Thật sự phục các bạn hikking, trekking leo bộ từ dưới núi lên tận Vạn Lý huhu. Lên trên này, ngoài cảm nhận thấy sự hùng vĩ của kì quan này, còn lại lúc ấy, tui chỉ thấy xót thôi. Xót thương những người đã chết dưới chân thành, những người công nhân dưới trướng Tần Thủy Hoàng, và nhiều đời khác… Vì Vạn Lý được xây dựng liên từ từ TK thứ 5 TCN cho tới tận TK 16 mới hoàn thành. Ôi thật sự là quá xót thương hàng vạn người để tạo nên 1 kỳ quan thế giới.

Great Wall of China
Huairou District, China

Wangfujing

Wangfujing
Wang Fu Jing Da Jie, Wang Fu Jing, Dongcheng Qu, Beijing Shi, China

National Stadium

-Cách di chuyển: line 8, Olypic Sports Centre, exit C -Giá vé: Free -Review: Ôi giời ôi cái chỗ khỉ gió này mãi là niềm tiếc nuối của Trang, Đi bộ 2km mà vẫn không tìm được đường sang chỗ Olympic, dù rõ ràng thấy to đùng ngay trước mắt. Thấy bảo bên ngoài to đẹp lắm. Chỗ này chủ yếu để nhìn ngắm, chụp ảnh, nếu đứng ngắm vào buổi tối thì siêu lung linh. Cơ mà tui không tìm được đường sang đó, dù đã ở rất gần rồi. Vì kiệt sức nên đành quay lại ga tàu.

National Stadium
1 National Stadium S Rd, Chaoyang Qu, China

Hutong

-Cách di chuyển: line 8, Shichahai, exit A -Giá vé tham quan: Free -Review: Khu này hay lắm à nghen, xinh đẹp, cổ kính, 2 bên nhiều hàng quán bán đồ lặt vặt nữa. Đi dạo vòng quanh tầm vài km thì sẽ thấy được Drum tower, Hậu Hải river, Hutong old quarter…. Kế bên là công viên Beihai luôn kìa. Chỗ này ngắm hoàng hôn cực đỉnh, đồ ăn vặt cũng nhiều nữa. Nói chung khu này cực kì là ưng luôn.

Hutong
Da Hu Tong, Chaoyang Qu, Beijing Shi, China

Summer Palace

-Cách di chuyển: line 4, Beigongmen, exit A -Giá vé: 10 tệ (only đoạn Suzhou Street). Vé full là 60 tệ/người nha. -Review: Đây là nơi vua Càn Long xây dựng để tặng sinh nhật cho mẫu thân. Di Hoà Viên được chia thành nhiều khu như: Phố cổ Tô Châu, Phật Hương Các, Văn Xương Viện và Đức Hoà Viên, một số khu được bao vòng để kiểm soát thu vé. Nếu rảnh háng bạn có thể đi hết 4 khu, là hết nguyên ngày luôn, cầm theo đồ ăn thức uống đi mà nghỉ trưa. Tại tui dậy muộn quá, đi được mỗi khu Tô Châu vì tui cũng chỉ thích chỗ đó. Bước vào cổng 1 cái là phố cổ Tô Châu. Ngày xưa do Từ Hy Thái Hậu tuổi già sức yếu không đi được xa nên vua Càn Long đã cho tái dựng lại Tô Châu ngay trong thành Bắc Kinh. Tui thì chưa được đi Tô Châu thật nhưng thấy bảo Tô Châu fake này cũng đã đẹp lắm rồi, mang nét sơ khai, nguyên thủy đúng chất Tô Châu luôn đó. Khu này đường đi rất nhỏ, chỉ có đường 1 chiều, đừng có mải nhìn ngắm các lầu quán, sông nước Tô Châu rồi rơi xuống sông thì không có soái ca hiệp khách nào phi xuống cứu nổi đâu nha. p.s: Trong Di Hòa Viên có mấy chỗ quay Hoàn Châu Cách Cách đó.

Summer Palace
19 Xinjiangongmen Rd, Haidian Qu, China, 100091

Wangfujing

Wangfujing
Wang Fu Jing Da Jie, Wang Fu Jing, Dongcheng Qu, Beijing Shi, China

Beihai Park

Bọn mình 5 rưỡi chiều bắt đầu đi Công viên Beihai. -Cách di chuyển: line 6, Beihai North, exit D, rẽ phải) -Giá vé: 10 tệ/người -Review: Không thể nói là hoành tráng như Di Hòa Viên (Cung điện mùa hè) nhưng mà khu này cũng rất đẹp, cổ kính và cảnh quan cũng rất là phong kiến luôn nha. Ở đây còn có cảnh hoàng hôn màu hồng lúc 8h tối, eo ôi cực phẩm.

Beihai Park
1 Wenjin St, Xicheng Qu, China, 100034

Gui Street Store

Gui Street Store
Dongzhimen Inner St, Dong Zhi Men, Dongcheng Qu, Beijing Shi, China

Xiushui Street

-Cách di chuyển: line 1, Jonganli, exit A ra silk market -Giá vé: Free -Review: Eo ôi thôi đừng đi. Toàn là hàng tơ lụa, vest, giày da đắt đỏ thôi. Nói chung là lỡ làng vào đây, bước vào rồi quay ra luôn vì cái gì cũng đắt, chả hợp gì sất.

Xiushui Street
Xiu Shui Jie, Jian Wai Da Jie, Chaoyang Qu, Beijing Shi, China

Wangfujing

Wangfujing
Wang Fu Jing Da Jie, Wang Fu Jing, Dongcheng Qu, Beijing Shi, China

Qianmen Street

-Cách di chuyển: line 2, qianmen, exit B -Giá vé tham quan: Free -Review: Đây là khu phố đi bộ tui thích nhất Bắc Kinh, tiếc là lại đi vào ngày cuối cùng, nên không thể đi hết và dành quá nhiều thời gian cho nó. Trong khi những khu phố đi bộ khác toàn brand lớn đắt đỏ, đây chắc là chỗ duy nhất có thể tìm mua các mặt hàng lưu niệm giá rẻ, đồ ăn ngon, nhiều loại hàng quán, và đặc biệt là có bán quần áo bình dân. Yêu chết mất khu Tiền Môn xinh đẹp này.

Qianmen Street
Qian Men Da Jie, Xicheng Qu, Beijing Shi, China

Nanning Station Ticket Office

-Cách di chuyển: line 1, Jonganli, exit A ra silk market -Giá vé: Free -Review: Eo ôi thôi đừng đi. Toàn là hàng tơ lụa, vest, giày da đắt đỏ thôi. Nói chung là lỡ làng vào đây, bước vào rồi quay ra luôn vì cái gì cũng đắt, chả hợp gì sất.

Nanning Station Ticket Office
Zhonghua Rd, Xixiangtang Qu, Nanning Shi, Guangxi Zhuangzuzizhiqu, China

Night Market Barbecue

Đi ăn đêm ở phố night market

Night Market Barbecue
Xingfu Rd, Liangqing Qu, Nanning Shi, Guangxi Zhuangzuzizhiqu, China

Nanning

Một ngày khám phá Nam Ninh cùng anh Kang.

Nanning
Nanning, Guangxi, China

Have Story To Share?

Blog with Trip.Social

Blog with Trip.Social

Reach new audiences and maximize your potential.

More from Trip.Social