Cảnh chùa phía Bắc Kyoto

0
0
HanheyHomeHanheyHome3 years ago
Cảnh chùa phía Bắc Kyoto

Kyoto có khoảng 2700 ngôi đền chùa lớn nhỏ, nếu mà làm một cuộc “hành hương” qua hết các đền chùa ở Kyoto, chả biết đi bao giờ cho hết...😊

Nhớ mỗi đầu năm mới, người ta thường chọn hướng xuất hành cho cả năm may mắn tốt đẹp. Đi chùa cũng vậy, thứ nhất là “đi chùa tuỳ duyên” - có duyên mới đến được chùa thanh tịnh, tâm hồn nhờ vậy mà được “gột rửa” phần nào bụi trần, người nhẹ nhàng thư thái sau khi rời chùa. Thứ hai là “đi chùa phải hợp hướng” - hướng tương sinh với mạng (trong ngũ hành). Có khi “chùa tuỳ duyên” mà mình gặp là do mình đi đúng hướng “tương sinh”. 😉

Khi du lịch thời gian hạn hẹp mà không biết chọn chùa nào để viếng trong 2700 ngôi đền chùa ở Kyoto, hãy đi theo hướng “tương sinh”. 😉

Lịch trình này sẽ góp nhặt ghi lại những ngôi chùa ở phía Bắc Kyoto (từ từ sẽ bổ sung thêm). Hướng Bắc thuộc hành Thuỷ, vì vậy lịch trình này hợp cho các bạn mạng Thuỷ, mạng Mộc. 😉

Nào, xuất hành nhe! 😜

#travel #japan

#kyoto #temples

Kinkaku-ji

Có thể nói hầu hết các tour đến Kyoto, các hãng lữ hành đều ưu tiên xếp Kinkaku-ji vào lịch trình. Kinkaku-ji giống như là “tem bảo chứng” hay “dấu mộc vàng” cho chất lượng tour vậy. Thế nên, Kinkaku-ji “bao đông” quanh năm. 😂

Kinkaku-ji
1 Kinkakujichō, Kita-ku, Kyoto, 603-8361, Japan

Bỏ túi vài ý về Kinkaku-ji, dành cho các bạn thích đến chùa không chỉ để chụp hình nè. 😜 - Khoảng thập niên 1220, ở vị trí của Kinkaku-ji từng có một toà dinh thự của riêng chi tộc Saionji (quyền thế thời bấy giờ), có tên gọi Kitayamadai. Dấu tích còn lại của toà dinh thự là...Ao Gương (Kính Trì) bao quanh toà gác vàng ngày nay. - Năm 1378, sau 10 năm kế nhiệm chức vị “shōgun” từ thân phụ, Ashikaga Yoshimitsu (*) xây dinh thự riêng ở Kyoto trên phần lãnh thổ thâu tóm được từ chi tộc Saionji (phần lãnh thổ gồm cả Kitayamadai mà lúc đó đã hoang tàn, còn mỗi cái ao). Yoshimitsu yêu thích văn hoá Trung Hoa thời bấy giờ và là một người thực tập thiền. Ông cho dựng thiền viện Shokoku-ji để tu tập và sau đó dựng (thêm) ngôi điện để thờ Xá lợi Phật - đó chính là Kinkaku-ji, xây trên phần dinh thự Kitayamadai đã hoang tàn. - Kinkaku-ji được hoàn thành vào năm 1397 (khi đó không có tên gọi là “Kinkaku-ji” mà chỉ là ngôi điện thờ Xá lợi Phật trong dinh thự riêng của Yoshimitsu) toà điện gác vàng gồm 3 tầng: tầng 1 thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, tầng 2 thờ Phật Quan Âm, tầng 3 thờ Xá lợi Phật. - Sau khi Yoshimitsu từ nhiệm (trao quyền lại cho con trai) ông toàn tâm toàn ý tu thiền tại Kinkaku-ji. Yoshimitsu mất năm 1408, con trai ông chuyển Kinkaku-ji thành ngôi chùa dành cho thực tập thiền, mời & chỉ định thiền sư Muso Soseki làm trụ trì, đồng thời đặt tên chùa là Rokuon-ji, đặt dưới nhánh của thiền viện Shokoku-ji (theo dòng thiền Lâm Tế). Về tên chính thức của chùa Rokuon-ji được đặt theo thụy hiệu (**) của Yoshimitsu. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, tên gọi toà gác vàng thờ Xá lợi Phật Kinkaku-ji vẫn “được” gọi như tên-thường-gọi của ngôi chùa. Còn tên chính thức Rokuon-ji thì chỉ nằm trong sách, tờ rơi, homepage,...du khách nào mê chữ, đọc thì mới biết thôi. 😜 Với mình, sức hút của Kinkaku-ji nói riêng và các ngôi đền chùa ở Nhật nói chung không chỉ nằm ở ngôi đền tráng lệ hay trầm mặc, mà là sự kết hợp cảnh quan của khu vườn bao quanh đó. Mình mê vườn nên mình rất thích đến thăm các ngôi đền chùa hơn là các khu vui chơi giải trí. 😊 Mình nghĩ Kinkaku-ji thu hút du khách không chỉ nhờ vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi điện & cảnh quan mà một phần nhờ vào vầng hào quang vĩnh hằng tỏa quanh ngôi chùa. Vầng hào quang mà do Phật tâm (có tâm tín ngưỡng) & nhân tâm (nội lực) của người dựng chùa tạo nên. 😇 (*) Nói ngắn về Ashikaga Yoshimitsu, mỗi nhân vật lịch sử sinh ra với một hay vài sứ mệnh nào đó, Yoshimitsu sinh ra là làm “cầu nối”, nổi trội trong 2 vấn đề: (1) “Cầu nối” giao thương, chính trị ngoại giao giữa TQ & Nhật Bản thời bấy giờ. (2) “Cầu nối” thống nhất 2 triều Bắc Nam, chấm dứt cuộc nội chiến hơn 50 năm, “gom” 2 Thiên Hoàng thành một Nhật Hoàng. 😎 P.S: (**) Thụy hiệu - vua chúa, qúy tộc quan tước được trọng vọng bậc nhất nhì sau vua hoặc các sư được kính nể...sau khi mất thì được vua kế vị ban cho tên-gọi-tôn-vinh, đó là “thụy hiệu”. #kinkakuji #temple #travel #japan #kyoto

Ryōan-ji

Cách Kinkakuji một trạm xe bus là Ryoanji (tạm dịch là Long An Tự). Nếu Kinkakuji “quyến rũ” du khách với tòa gác dát vàng thì Ryoanji thu hút du khách với khu vườn đá thiền, “đỉnh cao” như nhau. 🥰

Ryōan-ji
13 Ryōanji Goryōnoshitachō, Ukyo Ward, Kyoto, 616-8001, Japan

Thông tin về Ryoanji, dành cho các bạn thích du lịch & đọc lịch sử 😜 - Khu đất Ryoanji tọa lạc từng là dinh thự của thị tộc Tokudaiji trong suốt thời đại Heian (710-1185). Năm 1450, Hosokawa Katsumoto (Phó tướng quân dưới quyền Tướng quân Ashikaga) được phong cho phần đất này và ông cho chuyển đổi khu dinh thự thành chùa, mời thiền sư Giten Genshō (sư trụ trì đời thứ 5 thiền viện Myoshinji) về lập chùa. Do vậy mà Ryoanji trực thuộc thiền viện Myoshinji, theo dòng thiền Lâm tế. - Toàn bộ tư liệu về việc tạo dựng khu vườn đá thiền cho đến ngày nay vẫn còn mơ hồ. Nói cách khác, mọi thông tin liên quan đến khu vườn đá thiền đều là giả định, giả thiết, “được cho rằng là...”...v.v... (1) Về thời điểm tạo lập khu vườn, khi nào không rõ nên người ta giả định khu vườn được tạo nên vào năm 1499, đó là lần xây lại chùa sau trận cháy trong cuộc nội chiến Ōnin (1467-1477). (2) Có nhiều “ứng cử viên” được đưa vào các giả thiết: Sōami (họa sĩ & nghệ nhân tạo vườn), Kanamori Sōwa (the master of tea ceremony), Tokuho Zenketsu (thiền sư), Kotarō ...jirō (một cái tên được khắc sau một trong các hòn đá mà bị mài mòn, các nhà nghiên cứu sử liệu không đọc ra được trọn tên)...v.v... mà đều là giả thiết, không có tư liệu xác minh rằng ai là người thiết kế khu vườn đá thiền. 🤔🤔🤔 Giải mã thông điệp trong cách sắp xếp 15 hòn đá trong khu vườn thiền này cũng là câu đố lớn trong nhiều thế kỷ. Chỉ cần lướt mạng là vớt được chừng 5 cách “giải mã” phổ biến nhất. Cá nhân mình nghĩ, một khu vườn không phải là một bức tranh vẽ mà nhất nhất phải “giải mã thông điệp” tác giả chuyển tải. (Mà tranh vẽ cũng vậy thôi, cảm nhận là của riêng từng người, nếu mình đọc & nhận lấy thông điệp của người khác thì trí tưởng tượng sẽ tự lười vận động, cảm quan dần mất sự rung động kết nối tự nhiên) À, khu vườn đá thiền, cũng là VƯỜN thôi, đừng “đọc” mà hãy “cảm”. Nếu có dịp đến Ryoanji, chụp vài ảnh cho có kỷ niệm rồi ngồi đó nhiều phút, nhìn và lắng nghe xem vườn kể những câu chuyện gì. 😉 Mà không chỉ “huyền bí” với 15 hòn đá đánh đố người đến vãn cảnh chùa, khu vườn đá thiền Ryoanji là bậc thầy về sự kết hợp giữa kỹ thuật xây dựng và mỹ thuật. Bức “bình phong” cho khu vườn đá thiền là bờ tường-có-mái vuông góc nhau. - Hai bờ tường đều có mái nghiêng, dốc đổ thấp xuống khi gặp nhau ở góc vuông. Điểm này “đánh lừa” mắt người nhìn, tạo cho khu vườn có chiều sâu (thấy dài hơn, rộng hơn, sâu hơn). - Mặt bằng vườn nghiêng dần về một góc vườn, giúp cho nước mưa thấm qua sỏi đá thoát nhanh hơn, không tù đọng. - Bờ tường được làm bằng đất sét nung với dầu cải. Qua nhiều mùa nắng, lớp dầu thấm qua lớp đất “họa” cho bờ tường một bức tranh mà không họa sĩ nào “nhái theo” được. 😜 Với những điều tuyệt vời đó, khu vườn đá thiền trở thành hình mẫu đại diện mỗi khi nhắc đến vườn thiền hay vườn đá thiền. Viết thêm vài điểm dành cho các bạn mê vườn đá thiền nói riêng, vườn Nhật nói chung. Về cơ bản, vườn Nhật chia thành 5 nhóm cấu trúc, thiết kế: (1) 枯山水 Karesansui - Vườn khô, vườn không có ao, hồ, thác nước. Vườn này dùng sỏi (có khi cát) để giả định là “nước”. Các khu vườn đá thiền thuộc nhóm này. (*) Nói về đá trong vườn, cũng có 5 “dáng đá”, tượng trưng cho ngũ hành. Hòn đá dựng đứng cao nhất vườn (hoặc trong cụm đá) tượng trưng cho hành Mộc. Hòn đá dựng đứng thấp hơn, tượng trưng cho hành Kim. Hòn đá tua tủa nhọn “gai góc” khía cạnh nhiều, tượng trưng cho hành Hoả. Hòn đá phẳng nằm ngang tượng cho hành Thuỷ. Hòn đá nằm nghiêng tượng trưng cho hành Thổ. 😉 (2) 茶庭 Chaniwa - Vườn bao quanh một gian tea house, mục đích chính là phục vụ Trà đạo. (3) 回遊式庭園 Kayushiki Teien - Vườn mà trọng tâm là một cái ao/hồ, rồi có lối đi lên xuống, vòng vèo quanh cái hồ hoặc nhìn thấy hồ ở nhiều phía. Vườn ở Kinkakuji thuộc nhóm này. (4) 書院造庭園 Shoinzukuri Teien - Vườn “thơ” (là mình gọi vậy), vườn có nhiều góc mà góc nào cũng có thể ngồi đọc sách vẽ tranh,...vườn có tượng có ghế có đèn đá, đồi nhỏ rồi đá,...đủ hết, như công viên 😉 (5) 坪庭 Tsuboniwa - Vườn “giếng trời”, thường thấy ở các ngôi nhà Nhật, “machiya” ở Kyoto. Vườn bé xinh “kẹt” giữa tường của mấy căn phòng...😉 #ryoanji #temple #kyoto #japan #dulịch #NhậtBản

Kinkaku-ji

Có thể nói hầu hết các tour đến Kyoto, các hãng lữ hành đều ưu tiên xếp Kinkaku-ji vào lịch trình. Kinkaku-ji giống như là “tem bảo chứng” hay “dấu mộc vàng” cho chất lượng tour vậy. Thế nên, Kinkaku-ji “bao đông” quanh năm. 😂

Kinkaku-ji
1 Kinkakujichō, Kita-ku, Kyoto, 603-8361, Japan

Bỏ túi vài ý về Kinkaku-ji, dành cho các bạn thích đến chùa không chỉ để chụp hình nè. 😜 - Khoảng thập niên 1220, ở vị trí của Kinkaku-ji từng có một toà dinh thự của riêng chi tộc Saionji (quyền thế thời bấy giờ), có tên gọi Kitayamadai. Dấu tích còn lại của toà dinh thự là...Ao Gương (Kính Trì) bao quanh toà gác vàng ngày nay. - Năm 1378, sau 10 năm kế nhiệm chức vị “shōgun” từ thân phụ, Ashikaga Yoshimitsu (*) xây dinh thự riêng ở Kyoto trên phần lãnh thổ thâu tóm được từ chi tộc Saionji (phần lãnh thổ gồm cả Kitayamadai mà lúc đó đã hoang tàn, còn mỗi cái ao). Yoshimitsu yêu thích văn hoá Trung Hoa thời bấy giờ và là một người thực tập thiền. Ông cho dựng thiền viện Shokoku-ji để tu tập và sau đó dựng (thêm) ngôi điện để thờ Xá lợi Phật - đó chính là Kinkaku-ji, xây trên phần dinh thự Kitayamadai đã hoang tàn. - Kinkaku-ji được hoàn thành vào năm 1397 (khi đó không có tên gọi là “Kinkaku-ji” mà chỉ là ngôi điện thờ Xá lợi Phật trong dinh thự riêng của Yoshimitsu) toà điện gác vàng gồm 3 tầng: tầng 1 thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, tầng 2 thờ Phật Quan Âm, tầng 3 thờ Xá lợi Phật. - Sau khi Yoshimitsu từ nhiệm (trao quyền lại cho con trai) ông toàn tâm toàn ý tu thiền tại Kinkaku-ji. Yoshimitsu mất năm 1408, con trai ông chuyển Kinkaku-ji thành ngôi chùa dành cho thực tập thiền, mời & chỉ định thiền sư Muso Soseki làm trụ trì, đồng thời đặt tên chùa là Rokuon-ji, đặt dưới nhánh của thiền viện Shokoku-ji (theo dòng thiền Lâm Tế). Về tên chính thức của chùa Rokuon-ji được đặt theo thụy hiệu (**) của Yoshimitsu. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, tên gọi toà gác vàng thờ Xá lợi Phật Kinkaku-ji vẫn “được” gọi như tên-thường-gọi của ngôi chùa. Còn tên chính thức Rokuon-ji thì chỉ nằm trong sách, tờ rơi, homepage,...du khách nào mê chữ, đọc thì mới biết thôi. 😜 Với mình, sức hút của Kinkaku-ji nói riêng và các ngôi đền chùa ở Nhật nói chung không chỉ nằm ở ngôi đền tráng lệ hay trầm mặc, mà là sự kết hợp cảnh quan của khu vườn bao quanh đó. Mình mê vườn nên mình rất thích đến thăm các ngôi đền chùa hơn là các khu vui chơi giải trí. 😊 Mình nghĩ Kinkaku-ji thu hút du khách không chỉ nhờ vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi điện & cảnh quan mà một phần nhờ vào vầng hào quang vĩnh hằng tỏa quanh ngôi chùa. Vầng hào quang mà do Phật tâm (có tâm tín ngưỡng) & nhân tâm (nội lực) của người dựng chùa tạo nên. 😇 (*) Nói ngắn về Ashikaga Yoshimitsu, mỗi nhân vật lịch sử sinh ra với một hay vài sứ mệnh nào đó, Yoshimitsu sinh ra là làm “cầu nối”, nổi trội trong 2 vấn đề: (1) “Cầu nối” giao thương, chính trị ngoại giao giữa TQ & Nhật Bản thời bấy giờ. (2) “Cầu nối” thống nhất 2 triều Bắc Nam, chấm dứt cuộc nội chiến hơn 50 năm, “gom” 2 Thiên Hoàng thành một Nhật Hoàng. 😎 P.S: (**) Thụy hiệu - vua chúa, qúy tộc quan tước được trọng vọng bậc nhất nhì sau vua hoặc các sư được kính nể...sau khi mất thì được vua kế vị ban cho tên-gọi-tôn-vinh, đó là “thụy hiệu”.

Ryōan-ji

Cách Kinkakuji một trạm xe bus là Ryoanji (tạm dịch là Long An Tự). Nếu Kinkakuji “quyến rũ” du khách với tòa gác dát vàng thì Ryoanji thu hút du khách với khu vườn đá thiền, “đỉnh cao” như nhau. 🥰

Ryōan-ji
13 Ryōanji Goryōnoshitachō, Ukyo Ward, Kyoto, 616-8001, Japan

Thông tin về Ryoanji, dành cho các bạn thích du lịch & đọc lịch sử 😜 - Khu đất Ryoanji tọa lạc từng là dinh thự của thị tộc Tokudaiji trong suốt thời đại Heian (710-1185). Năm 1450, Hosokawa Katsumoto (Phó tướng quân dưới quyền Tướng quân Ashikaga) được phong cho phần đất này và ông cho chuyển đổi khu dinh thự thành chùa, mời thiền sư Giten Genshō (sư trụ trì đời thứ 5 thiền viện Myoshinji) về lập chùa. Do vậy mà Ryoanji trực thuộc thiền viện Myoshinji, theo dòng thiền Lâm tế. - Toàn bộ tư liệu về việc tạo dựng khu vườn đá thiền cho đến ngày nay vẫn còn mơ hồ. Nói cách khác, mọi thông tin liên quan đến khu vườn đá thiền đều là giả định, giả thiết, “được cho rằng là...”...v.v... (1) Về thời điểm tạo lập khu vườn, khi nào không rõ nên người ta giả định khu vườn được tạo nên vào năm 1499, đó là lần xây lại chùa sau trận cháy trong cuộc nội chiến Ōnin (1467-1477). (2) Có nhiều “ứng cử viên” được đưa vào các giả thiết: Sōami (họa sĩ & nghệ nhân tạo vườn), Kanamori Sōwa (the master of tea ceremony), Tokuho Zenketsu (thiền sư), Kotarō ...jirō (một cái tên được khắc sau một trong các hòn đá mà bị mài mòn, các nhà nghiên cứu sử liệu không đọc ra được trọn tên)...v.v... mà đều là giả thiết, không có tư liệu xác minh rằng ai là người thiết kế khu vườn đá thiền. 🤔🤔🤔 Giải mã thông điệp trong cách sắp xếp 15 hòn đá trong khu vườn thiền này cũng là câu đố lớn trong nhiều thế kỷ. Chỉ cần lướt mạng là vớt được chừng 5 cách “giải mã” phổ biến nhất. Cá nhân mình nghĩ, một khu vườn không phải là một bức tranh vẽ mà nhất nhất phải “giải mã thông điệp” tác giả chuyển tải. (Mà tranh vẽ cũng vậy thôi, cảm nhận là của riêng từng người, nếu mình đọc & nhận lấy thông điệp của người khác thì trí tưởng tượng sẽ tự lười vận động, cảm quan dần mất sự rung động kết nối tự nhiên) À, khu vườn đá thiền, cũng là VƯỜN thôi, đừng “đọc” mà hãy “cảm”. Nếu có dịp đến Ryoanji, chụp vài ảnh cho có kỷ niệm rồi ngồi đó nhiều phút, nhìn và lắng nghe xem vườn kể những câu chuyện gì. 😉 Mà không chỉ “huyền bí” với 15 hòn đá đánh đố người đến vãn cảnh chùa, khu vườn đá thiền Ryoanji là bậc thầy về sự kết hợp giữa kỹ thuật xây dựng và mỹ thuật. Bức “bình phong” cho khu vườn đá thiền là bờ tường-có-mái vuông góc nhau. - Hai bờ tường đều có mái nghiêng, dốc đổ thấp xuống khi gặp nhau ở góc vuông. Điểm này “đánh lừa” mắt người nhìn, tạo cho khu vườn có chiều sâu (thấy dài hơn, rộng hơn, sâu hơn). - Mặt bằng vườn nghiêng dần về một góc vườn, giúp cho nước mưa thấm qua sỏi đá thoát nhanh hơn, không tù đọng. - Bờ tường được làm bằng đất sét nung với dầu cải. Qua nhiều mùa nắng, lớp dầu thấm qua lớp đất “họa” cho bờ tường một bức tranh mà không họa sĩ nào “nhái theo” được. 😜 Với những điều tuyệt vời đó, khu vườn đá thiền trở thành hình mẫu đại diện mỗi khi nhắc đến vườn thiền hay vườn đá thiền. Viết thêm vài điểm dành cho các bạn mê vườn đá thiền nói riêng, vườn Nhật nói chung. Về cơ bản, vườn Nhật chia thành 5 nhóm cấu trúc, thiết kế: (1) 枯山水 Karesansui - Vườn khô, vườn không có ao, hồ, thác nước. Vườn này dùng sỏi (có khi cát) để giả định là “nước”. Các khu vườn đá thiền thuộc nhóm này. (*) Nói về đá trong vườn, cũng có 5 “dáng đá”, tượng trưng cho ngũ hành. Hòn đá dựng đứng cao nhất vườn (hoặc trong cụm đá) tượng trưng cho hành Mộc. Hòn đá dựng đứng thấp hơn, tượng trưng cho hành Kim. Hòn đá tua tủa nhọn “gai góc” khía cạnh nhiều, tượng trưng cho hành Hoả. Hòn đá phẳng nằm ngang tượng cho hành Thuỷ. Hòn đá nằm nghiêng tượng trưng cho hành Thổ. 😉 (2) 茶庭 Chaniwa - Vườn bao quanh một gian tea house, mục đích chính là phục vụ Trà đạo. (3) 回遊式庭園 Kayushiki Teien - Vườn mà trọng tâm là một cái ao/hồ, rồi có lối đi lên xuống, vòng vèo quanh cái hồ hoặc nhìn thấy hồ ở nhiều phía. Vườn ở Kinkakuji thuộc nhóm này. (4) 書院造庭園 Shoinzukuri Teien - Vườn “thơ” (là mình gọi vậy), vườn có nhiều góc mà góc nào cũng có thể ngồi đọc sách vẽ tranh,...vườn có tượng có ghế có đèn đá, đồi nhỏ rồi đá,...đủ hết, như công viên 😉 (5) 坪庭 Tsuboniwa - Vườn “giếng trời”, thường thấy ở các ngôi nhà Nhật, “machiya” ở Kyoto. Vườn bé xinh “kẹt” giữa tường của mấy căn phòng...😉 #ryoanji #kyoto #japan #dulịch #NhậtBản #hanheyhome

Daitokuji Temple Kara-mon Gate

Daitokuji Temple Kara-mon Gate
Murasakino Daitokujicho, Kita Ward, Kyoto, 603-8231, Japan

Have Story To Share?

Blog with Trip.Social

Blog with Trip.Social

Reach new audiences and maximize your potential.

More from Trip.Social